Ăn nhiều thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể
4 cách đơn giản để giảm viêm nhiễm
Phụ nữ nên ăn gì để tránh viêm nhiễm phụ khoa?
Nguyên nhân nào gây viêm, nhiệt lưỡi?
Những dấu hiệu cho thấy vùng kín của chị em bị viêm nhiễm
Dưới đây là 6 dưỡng chất, thực phẩm đã được chứng minh có khả năng giảm viêm nhiễm cho cơ thể:
Alpha lipoic acid (ALA)
Alpha lipoic acid là một acid béo có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và sản xuất năng lượng. ALA cũng hoạt động như một chất chống oxy hoá, giúp bảo vệ tế bào khỏi nguy cơ tổn thương và tăng cường các chất chống oxy hoá khác như vitamin C và E trong cơ thể.
Alpha lipoic acid có khả năng làm giảm viêm nhiễm, hạ huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ALA có khả năng giảm tình trạng viêm nhiễm liên quan đến kháng insulin, ung thư, bệnh gan, tim mạch. Bổ sung alpha lipoic acid từ 300 - 600 mg/ngày sẽ không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên bổ sung ALA.
Alpha lipoic acid có khả năng làm giảm viêm nhiễm, hạ huyết áp
Curcumin
Curcumin là một hoạt chất có nhiều trong củ nghệ. Curcumin có thể làm giảm viêm nhiễm ở những người mắc đái tháo đường, bệnh tim mạch, viêm đường ruột và ung thư. Hoạt chất này cũng có khả năng cải thiện các triệu chứng viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.
Trong một nghiên cứu được thực hiện trên 80 người bệnh, những người tham gia nghiên cứu được bổ sung 150 mg curcumin hàng ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể đã được giảm đáng kể.
Để giảm tình trạng viêm nhiễm, bạn có thể bổ sung 100 - 500 mg curcumin/ngày. Tuy nhiên, để tăng khả năng hấp thụ curcumin, bạn nên bổ sung thêm cả piperine (một chất có nhiều trong hạt tiêu đen). Chú ý, phụ nữ mang thai không nên bổ sung tinh chất curcumin vì chúng có thể gây co thắt tử cung.
Curcumin là chất chống viêm nhiễm có nhiều trong củ nghệ
Dầu cá
Dầu cá chứa nhiều acid béo omega-3, một dưỡng chất quan trọng với sức khoẻ. Bổ sung dầu cá có thể làm giảm viêm nhiễm liên quan đến bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại acid béo omega-3 có khả năng chống viêm, giảm nguy cơ tổn thương cơ bắp sau khi tập thể dục bằng cách giảm hàm lượng cytokine (chất kích hoạt các phản ứng viêm) trong cơ thể.
Để giảm tình trạng viêm nhiễm, bạn có thể bổ sung từ 1 - 1,5 gr acid béo omega-3/ngày. Tuy nhiên, dầu cá có thể làm loãng máu nếu bổ sung nhiều, do đó người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu hoặc Aspirin nên hỏi ý kiến bác sỹ về liều bổ sung phù hợp.
Gừng
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hai thành phần chính của gừng là gingerol và zingerone có khả năng giảm viêm do viêm đại tràng, tổn thương thận, đái tháo đường và ung thư vú. Ngoài ra, bổ sung gừng trong chế độ ăn hàng ngày còn giúp giảm viêm nhiễm và đau cơ sau khi tập thể dục.
Bạn có thể bổ sung từ 1 - 2 gr gừng/ngày. Tuy nhiên, ăn nhiều gừng có thể gây loãng máu, do đó người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu hoặc Aspirin không nên ăn quá nhiều gừng.
Resveratrol
Resveratrol là chất chống oxy hoá có nhiều trong nho, quả việt quất và các loại trái cây màu tím khác. Ngoài ra, resveratrol cũng được tìm thấy trong rượu vang đỏ và lạc (đậu phộng).
Resveratrol có khả năng làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở những người bệnh tim mạch, kháng insulin, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng... Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung resveratrol có thể giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm, giúp hạ triglyceride và đường huyết cho người bị béo phí.
Bạn có thể bổ sung từ 150 - 500 mg resveratrol/ngày để giảm viêm nhiễm, tuy nhiên bổ sung nhiều hơn có thể gây ra một số rối loạn tiêu hóa nhất định.
Tảo Spirulina
Tảo lục Spirulina có tác dụng chống oxy hoá mạnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tảo Spirulina có khả năng giảm viêm, giảm các triệu chứng lão hóa, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và tăng cường hệ miễn dịch.
Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đi tới kết luận rằng, người bệnh đái tháo đường bổ sung 8 gr tảo/ngày trong vòng 12 tuần có thể giúp ổn định đường huyết và chuyển hóa chất béo tốt hơn.
Bình luận của bạn